Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

ĐÀO CHUÔNG

HOA ĐÀO CHUÔNG




Tên khoa học: Enkianthus quiaqueflorus


Họ: Họ đỗ quyên (Ericcaceae) 


Tên tiếng Việt: Trợ hoa, hoa đào chuông


Album: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.501987846657891.1073741859.244315789091766&type=3





     Đào chuông là cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5m, nhiều cành tán khẳng khiu. Lá cây thuôn nhỏ màu xanh. Khi lá còn non thì có màu hồng đậm, hồng tím trông rất bắt mắt.
     
     Cây có tên là đào chuông bởi hoa của nó mọc chúc xuống dưới và có hình dáng như những chiếc chuông nhỏ treo lủng lẳng trên cành. Hoa có màu hồng tươi rất đẹp. Cây ra hoa vào mùa đông cho đến mùa xuân năm sau.



      Đào chuông được phát hiện trong các khu rừng núi của Việt Nam, thường mọc ở độ cao trên 1.400m, sau được đưa về trồng làm cây cảnh rất phổ biến ở các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, và có đặc biệt nhiều ở đỉnh Bà Nà - Đà Nẵng, là một trong những biểu trưng của khu du lịch Bà Nà. Hiện nay, đào chuông rất được mọi người ưa chuộng chọn làm cây chơi tết.


Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

HOA HIÊN

HOA HIÊN

Tên khoa học: Hemerocallis fulva

Họ: Hemerocalliaceae

Tên tiếng việt: Hoa hiên, huyên thảo, vong ưu, nghi nam, lê lô, lộc thông, rau huyên.

Phân bố: Hoa hiên là loài thực vật bản địa châu Á, từ đông Caucasus qua Himalaya đến Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và đông nam nước Nga.






     Hoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình dải hẹp, dài 40-50cm, rộng 2 - 4 cm, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu. Cụm hoa phân nhánh, mọc trên một cán dài bằng lá, có khoảng 6-12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.


     Hoa hiên mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa chảy máu cam. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.
Hoa hiên mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân.


     Theo Đông y, hoa hiên vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, chảy máu cam.

     Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.

 

     Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.

     Gần đây tại Trung Quốc, có nơi dùng rễ hoa hiên điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết hấp trùng (sán máu, sán máng - schistosomiase), nhưng với liều cao có thể gây mờ mắt.