MUỒNG HOÀNG YẾN
Tên khoa học: Cassia fistula L
Họ: Họ Đậu (Fabaceae)
Tên tiếng Việt: Muồng hoàng yến, muồng hoàng hậu, hoa lồng đèn, bò cạp nước, bò cạp vàng, osaka, mai dây, cây xuân muộn, mai nở muộn
Phân bố: Miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka
Biểu tượng: Muồng hoàng yến là quốc hoa của Thái Lan và tại đây nó được gọi là dok khuen; các hoa màu vàng của nó tượng trưng cho hoàng gia Thái
Muồng hoàng yến, được gọi là kanikkonna là hoa tượng trưng cho bang Kerala tại Ấn Độ
Cây gỗ nhỡ bán thường xanh hay sớm rụng, cao tới 10–20 m, lớn nhanh. Đường kính thân cây khoảng 40 cm. Vỏ thân màu xám trắng, vỏ thịt màu hồng dày 6–8 mm thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ. Gỗ có giác lõi phân biệt, cứng, nặng có thể dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, nông cụ. Lõi giàu tanin. Cành nhẵn, lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 15–60 cm với 3-8 cặp lá chét sớm rụng. Lá chét mọc đối, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 7–21 cm rộng 4–9 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, rộng, nhẵn.
Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20–40 cm; cuống chung nhẵn, dài 15–35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt. Mỗi hoa đường kính 4–7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi có hình bầu dục rộng, gần bằng nhau có móng ngắn; nhị 10, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và vòi nhụy phủ lông tơ mượt. Quả dạng quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài 20–60 cm hoặc hơn, đường kính quả 15–25 mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng, có thể dùng làm thuốc xổ; thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa tháng 5-7 (Bắc bán cầu) hay tháng 11 (Nam bán cầu). Hoa nở rộ và sai hoa nên rất đẹp. Các hạt có chứa chất độc.
Muồng hoàng yến phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh; mặc dù nó chịu được hạn và mặn.
Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá và có rễ ngang, bám chắc nên muồng hoàng yến rất đáng được quan tâm, chú ý để phát triển nhiều hơn nữa làm cây cảnh quan, cây đường phố. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Muồng hoàng yến rất dễ bị sâu đục thân và sâu ăn lá dễ ảnh hưởng thẩm mỹ quan và tuổi thọ cây trồng.
Quốc hoa của Thái Lan là hoa ratchaphruek (muồng hoàng yến – Cassia fistula), loài hoa màu vàng nở thành chùm rực rỡ. Những người dân Thái coi màu vàng của loài hoa này như là màu sắc của Phật giáo và sự vinh quang. Hoa ratchaphruek cũng tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa hợp của người Thái. Loài hoa này thường được trồng dọc theo lề đường phố ở Thái Lan.
CHUYỆN CỦA HOA
Thuở xưa, ở làng bảng nọ có hai mẹ con sống với nhau thật ấm em. Người con gái có tên Na'ơn. Nàng năm nay 18 tuổi, xinh đẹp nét na, dịu hiền ai cũng yêu quý nàng. Cuộc sống yên bình của hai mẹ con cứ thế trôi qua. Rồi một hôm :
- Na'ơn ơi ! Mẹ cô bị đau bụng ở ngoài nương đấy !
Nghe vậy ,cô đang ở nhà cho đàn gà ăn vội vứt ngay chén lúa mà chạy thật nhanh ra ngoài ruộng để đưa mẹ về. Cô mời thầy lang Nan'in đến chữa bệnh. Thầy bảo :
- Mẹ con bị bệnh nặng lắm phải có lá của cây tuyết sương mới giúp mẹ coi thải chất độc ra được !
Cô nghe vậy cô hỏi :
- Dạ, thầy cho con hỏi cây tuyết sương mọc ở đâu ạ !
Thầy đáp :
- Đó là loài cây chôn vùi trong tuyết trên các đỉnh núi cao, khi mùa xuân đến cây đâm chồi nảy lộc nhưng có điều bây giờ đang là mùa đông ta e sẽ khó tìm được cây ấy lắm. Chỉ sợ mẹ con cầm cự không nổi đâu.
Cô nói :
- Dạ dù khó khăn đến đâu con cũng sẽ tìm được cho mẹ !
Thầy lang chỉ cô lên vùng núi ở phía Tây cô sẽ thấy một con dốc đá cheo leo đầy băng, cô leo lên trên sẽ thấy hang động , xung quanh đó sẽ tìm thấy, nhưng đường đi đến đó gian nan hiểm trở. Con sẽ gặp nhiều loài rắn rết, cọp beo con phải cẩn thận.
Rồi cô chào tạm biệt mẹ và mọi người lên đường. Đi hết 3 ngày 3 đêm rồi người cô dần thấm mệt cô gặp một anh chàng thợ săn tên là Chư'pả. Anh đã cứu cô thoát khỏi móng vuốt của con cọp hung dữ. Anh nói nếu cô làm vợ anh anh sẽ cùng cô đi tìm cây quý cứu mẹ. Cô đồng ý.
Rồi hai người cùng đi lên núi cao , giữa đường hai người thấy một ông già đang nằm kêu đói giữa đường , hai người đã giúp ông lão và được ông trả ơn bằng chiếc khăn màu vàng tươi và ông nói. Có nó hai con sẽ không phải lạnh nữa.
Cuối cùng hai người cũng đã đến được vùng núi cao và tìm được cây quý rất thuận lơi rồi hai người cùng đi về. Khi về giữa đường hai người gặp một gia đình đang khóc vì người nhà của người ấy sắp chết, họ cần cây tuyết sương để cứu vì mạng sống giờ ngàn cây treo sợi tóc , thấy vậy hai vợ chồng đã lấy ngay cây thuốc để cứu người , để đền ơn gia đình họ đã cho hai vợ chồng số vàng nhưng cô gái khóc vì mẹ mình cũng cần cây thuốc.
Người nhà họ hỏi mẹ cô bệnh gì. Cô nói tình trạng bệnh ra , người nhà đã đưa cho cô vỏ loại cây và hạt giống cây đó. Họ bảo lấy vỏ cây sắc nước cho mẹ con uống sẽ khỏi. Khi mẹ cô uống mẹ cô kêu đau bụng ra nhà vệ sinh và đi ngoài hết. Bổng nhiên mẹ cô khỏe lại. Cô đem hạt giống gieo trồng nhưng do mùa đông nên cô đã lấy chiếc khăn vàng mà ông cụ đã tặng đắp lên. Giữa đêm có một con bò cạp bị rét và chui vào chiếc khăn ấp đó nhưng không may một cơn dông tố xuất hiện kèm theo sấm chớp đã đánh cháy chiếc khen , cô gái thấy vậy chạy ra dập tắt thì thấy xác con bò cạp. Cô chôn luôn con bò cạp xuống đất và chỗ hạt giống vào mùa xuân mọc lên một cây cho lá xanh và hoa vàng dài đuôi. Là cây bò cạp vàng hay cây muồng hoàng yến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét